Thị trường BĐS có thể chịu tác động bởi Hiệp định TPP chăng?

Việc các hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, xây dựng, đầu tư, đấu thầu, tín dụng, tiền tệ, thuế… đang tiếp tục

Đó là đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) trong báo cáo gửi Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND và một số đơn vị chức năng về việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về đầu tư, kinh doanh.

Theo HoREA, 2017 sẽ vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể chững lại so với năm 2016. Đến năm 2020, thị trường sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung – cầu.

Cụ thể, thay vì tập trung vào phân khúc bất động sản cao cấp, thị trường sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.

Xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp cũng sẽ được đẩy mạnh. Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ sôi động hơn.

Trong 5 năm tiếp theo, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản.

Theo đánh giá của HoREA, trong năm 2017, có nhiều yếu tố sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản.
Những khúc mắc của có thể ảnh hưởng đến thị trường bất động sản

Đầu tiên là sự bất định của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương () do Hoa Kỳ có khả năng chưa (hoặc không) phê chuẩn, hoặc có thể đàm phán lại. Trong khi đó, nhân tố Trung Quốc với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến trở thành hiện thực, sẽ tác động tới sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư, chuyển dịch sản xuất vàoViệt Nam, và cũng sẽ tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong trung hạn và dài hạn.

Việc các hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, xây dựng, đầu tư, đấu thầu, tín dụng, tiền tệ, thuế… đang tiếp tục được hoàn thiện cũng chính là một yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bất động sản, vốn rất “nhạy cảm” với các chính sách mới được ban hành.

Cũng theo HoREA, việc triển khai các chương trìnhh chỉnh trang và phát triển đô thị, chương trình phát triển các khu đô thị mới, chương trình phát triển nhà ở xã hội… sẽ dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền, giải quyết nhà ở cho sinh viên, công nhân, lao động, người thu nhập thấp đô thị, người nhập cư… của các doanh nghiệp. Từ đó, trở thành động lực thúc đẩy thị trường bất động sản TP phát triển theo hướng lành mạnh và bền vững;

Một nhân tố tiêu cực về mặt chủ quan, đó là tình trạng lệch pha cung – cầu về phía phân khúc bất động sản cao cấp (bao gồm cả bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng).

Tình trạng một số tập đoàn bất động sản quy mô rất lớn đang được nhận nguồn vốn tín dụng rất lớn, và huy động rất nhiều nguồn vốn xã hội (trong đó có nhiều người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp) cũng là những nhân tố có tiềm ẩn yếu tố rủi ro, tác động đến thị trường bất động sản trong những năm tới đây.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *